Sự xuất hiện của thơ văn chữ Nôm Văn học Đại Việt thời Trần

===ɴguyên

Thuyên===

Trước đời Trần, văn chương Quốc ngữ nước Việt chỉ có tục ngữ, ca dao, hoặc các loại văn chương bình dân truyền khẩu . Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng tám, mùa thu năm Thiệu Bảo tứ tư đời Nhân Tông (1282) có con ngạc ngư lớn xuất hiện ở sông Phú Lương, vua sai quan Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên viết bài văn vất xuống sông đuổi cá. Con cá bỏ đi, vua xem việc nầy giống sự tích Hàn DũTrung Quốc, nên ban lệnh đổi tên họ ông thành Hàn Thuyên . Ông có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật. Theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm, nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây . Tại Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật (kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc).

Thơ văn chữ Nôm đời Trần

Sử chép nhiều người đời Trần bắt chước Hàn Thuyên làm thơ phú quốc âm, gây thành phong trào làm thơ phú và viết văn bằng chữ Nôm . Các bài thơ văn này nay đã thất truyền, nhưng sử còn ghi lại tên một số tác giả và tác phẩm:

  1. Hàn Thuyên viết Phi sa tập.
  2. Nguyễn Sĩ Cố viết một số bài thơ văn chữ Nôm.
  3. Chu Văn An viết Quốc ngữ thi tập.
  4. Hồ Quý Ly viết Quốc ngữ thi nghĩa.
  5. Trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng có ghi lại năm bài văn nôm đời Trần chép sự việc Nguyễn Biểu đi sứ, ăn cỗ đầu người, bị tướng Trương Phụ chém, như sau:a) Bài thơ nôm vua Trần tặng Nguyễn Biểu lúc đi sứ.b) Bài thơ nôm của Nguyễn Biểu họa lại.c) Bài thơ nôm của Nguyễn Biểu viết lúc ăn cỗ đầu người.d) Bài văn tế Nguyễn Biểu chữ nôm do Trần Trùng Quang viết.e) Bài kệ chữ nôm của vị sư chùa Yên Quốc (nơi Nguyễn Biểu bị hành hình) khen ngợi chí khí của ông.